7 chiến lược giá phổ biến hiện nay:
1. Chiến lược giá hớt váng:
Ví dụ: Vinfast President, Oppo Hero,
Đặt mức giá cao nhất có thể (cao hơn giá trị thực tế của sản phẩm) nhằm vào những người chấp nhận, có điều kiện và sẵn sàng mua nhất (khách hàng tiên phong); khi có đối thủ cạnh tranh thâm nhập thị trường hoặc khi mức tiêu thụ giảm xuống thì giảm giá.
2. Chiến lược giá thâm nhập:
Vd: Grab, Shoppe
Định mức giá thấp cho sản phẩm (thậm chí thấp hơn giá trị thực tế của sản phẩm) nhằm mục đích thuyết phục số lượng lớn khách hàng.
3. Chiến lược định giá trọn gói
Vd: Combo các loại của KFC
Định giá bán cho một bộ – gói các sản phẩm. Giá bán trọn gói rẻ hơn so với tổng giá bán riêng rẽ từng sản phẩm. Như vậy, chiến lược này khuyến khích khách hàng mua trọn gói.
4. Chiến lược giá chiết khấu:
Vd: Mấy ông dịch vụ hay bán gói dàn hạn ấy
Chiết khấu khi mua số lượng lớn nhằm khuyến khích khách hàng mua nhiều trong một lần hoặc trong một thời kỳ (tháng, quý, năm). Lượng tiền chiết khấu phải nhỏ hơn chi phí tiết kiệm được do bán lô hàng lớn.
5. Chiến lược định giá khuyến mại:
Vd: cái này vào bigC là thấy
Định giá khuyến mại là hình thức điều chỉnh giá tạm thời, thậm chí dưới mức giá thành trong một thời gian ngắn nhất định nhằm thu hút khách hàng
6. Chiến lược định giá phân biệt
Vd: thành viên nhóm này nhóm nọ thì được giá này giá kia
là chiến lược mà nhà bán cùng một loại sản phẩm với các mức giá khác nhau tùy vào các điều kiện khác nhau
7. Chiến lược chủ động thay đổi giá và đáp ứng với sự thay đổi giá của các đối thủ cạnh tranh:
Cái này trong máu của dân mới kinh doanh, không chịu sáng tạo, muốn có khách là cứ bán rẻ hơn đứa hàng xóm
là chiến lược định giá sản phẩm dựa trên mức giá của đối thủ cạnh tranh. Chiến lược này phù hợp với những sản phẩm phổ quát, ít có sự khác biệt hoá, sản phẩm bão hoà và khách hàng mục tiêu không cần phải suy nghĩ nhiều khi lựa chọn sản phẩm.
#LeManhCuong
#Empower