Cuộc sống luôn luôn tồn tại hai nhóm người đối nghịch nhau. Luôn có người giàu và cũng luôn có người nghèo, luôn có những người tươi cười và thân thiện, bên cạnh đó cũng luôn có những người luôn khó chịu, khó gần. Luôn có những người thích sử dụng đầu óc tính toán suy nghĩ và luôn có những người chỉ thích dùng chân tay. Luôn có người nhìn thấy đầy những cơ hội và tiềm năng sau một bản tin truyền hình trong khi người khác chỉ nhìn thấy nguy hiểm dình dập trước ngay trước cửa nhà.
Cả hai nhóm người này có thể uống chung một nguồn nước, sống trong cùng một thể chế chính trị, đến cùng một trường học, có cùng một giáo viên, ăn cùng một loại gạo và có khi sinh ra cùng trong một gia đình và đi đến cùng một hội thánh. Họ đều sở hữu một nguồn lực rất quan trọng đó là 1,5kg bộ não. Nhưng cách sử dụng chúng lại rất khác nhau.
Ngày trước, tôi có một người bạn rất thân. anh Mãn, Tôi thích nói chuyện với Mãn lắm, anh ấy hài hước và rất sáng tạo. Mãn được ban cho một bộ não tuyệt vời có khả năng liên kết phần lớn những vấn đề không hề liên quan lại với nhau một cách rất có lý. Nhưng chúng tôi có một vấn đề là nghèo. Và mỗi lần gặp Mãn tôi có thêm một nickname là “Bất”. Chúng tôi là một cặp “Bất Mãn”
Tôi nhận ra thu nhập của tôi có liên quan trực tiếp đến ngôn từ mình sử dụng mỗi ngày, vì nó chỉ ra tư duy bên trong tôi.
Tôi cẩn thận để ý các mối quan hệ của mình và nhận ra. Trong mối quan hệ của tôi và Mãn. Chúng tôi toàn nói với nhau những câu chuyện vô bổ, chúng tôi bình luận về thế giới và chỉ trích các vấn đề của cuộc sống xung quanh chúng tôi.
Chúng tôi phàn nàn rằng chúng mình là nạn nhân cuộc sống và là nhân vật phụ trong bộ phim của chính mình với một ông đạo diễn đáng ghét nào đó đang ra những quyết định tồi tệ cho cuộc sống chúng tôi.
“Chúng ta phải thay đổi!”. Mãn không hiểu điều tôi nói. Tôi cố giải thích cho Mãn rằng chúng ta phải có bộ ngôn từ mới. Tôi đọc, tôi học và tôi có những người bạn mới dạy tôi rất nhiều điều mới. Tôi cố thuyết phục Mãn đồng hành cùng tôi Nhưng sự ảnh hưởng của tôi trên Mãn là quá ít so với những gì Mãn tác động đến tôi sau mỗi lần trà chanh chém gió.
“Lẩu đi Cường ơi!” chiều nay Mãn lại gọi tôi. Tôi vừa muốn giao lưu nhưng lại ghét cái cảm giác bất mãn xã hội sau mỗi lần giao lưu với Mãn. Tôi yêu bạn mình nhưng tôi nghĩ mình phải thay đổi cuộc đời vì vợ, vì tương lai của con mình. Trên hết mọi điều, Mình có một sứ mệnh của cuộc đời. Chưa biết nó là cái gì nhưng cần phải bắt đầu tìm ra nó.
“không!” Mình phải tạm ngừng gặp Mãn cho đến khi cái cây thói quen & tư duy tích cực mình mới trồng đủ cứng mạnh để chịu nổi gió bão. Mình phải là nhân vật chính trong vở kịch của chính mình. Mình phải ra quyết định.
Đã 6 năm rồi, tôi và Mãn chỉ ăn lẩu với nhau có một lần vào năm ngoái. Tôi yêu quý vợ chồng Mãn lắm nhưng nồi lẩu của chúng tôi chỉ mới kéo dài hết có nửa con gà là chúng tôi hết chuyện nói với nhau.
Chúng tôi đã không biết nói gì với nhau nữa. Những câu chuyện của Mãn tôi không hiểu và không hiểu sao nó lại quan trọng và khiến Mãn bức xúc đến thế. Chúng không liên quan đến chúng ta mà Mãn? Câu chuyện của tôi nói với Mãn thì như tiếng ngoại quốc bay qua đầu bạn.
Vợ chồng Mãn không hạnh phúc lắm chưa hết nồi lẩu với bạn cũ, cô vợ đã rớm nước mắt. Cũng chỉ xoay quanh cái công việc làm của Mãn bấp bênh, thu nhập không ổn định.
Tôi không biết phải làm gì, khuyên bạn thì chỉ khiến cho mối quan hệ lâu năm gặp nhau trở nên căng thẳng. Đành chỉ âm thầm cầu nguyện xin Chúa cho một ngày nào đó Mãn nhận ra điều đã biến đổi cuộc đời tôi 6 năm qua.
Nhận ra mình thuộc nhóm người nào là điều quan trọng nhưng việc lựa chọn mình sẽ thuộc nhóm nào từ nay trở đi là bước hành động quan trọng hơn sau khi đã nhận ra.
Nếu muốn thuộc về nhóm tích cực thì đừng để mình bị ảnh hưởng bởi những người tiêu cực. Nếu muốn trở thành doanh nhân thì đừng để tư duy mình bị nhào nắn bởi tầm nhìn hạn hẹp của những người làm ngày nào biết ngày đó.
Hãy tập cho mình những thói quen mới; Nhận trách nhiệm thay vì đổ lỗi, biết ơn và trân trọng thay vì phê phán, ghi chép và phân tích thay vì luôn chạy theo cảm hứng. Bạn có thể nói “tôi không quen ghi chép”. Nếu bạn muốn bạn sẽ tìm được cách, nếu bạn không muốn bạn sẽ luôn tìm được cớ.
Hãy “ra khỏi vòng bà con mình”. (Sáng 21:1)
Điều gì là quan trọng nhất trong kinh doanh?
Có phải vốn không? có phải chất lượng sản phẩm không? có phải marketing không? có phải kênh tiếp cận khách hàng hay chăm sóc khách hàng không?
Chúng đều quan trọng, nhưng điều quan trọng nhất lại là TƯ DUY của CHÍNH BẠN. Vậy nên hãy tìm một môi trường tốt để nuôi dưỡng tư duy và bảo vệ sự phát triển của nó.
Trong bài viết sau tôi sẽ hướng dẫn bạn cách cắm một bộ rễ mới cho cái cây tư duy của bạn.
CEO Empower